Photo by Felicia Buitenwerf on Unsplash
First step of everything
Bước đầu tiên cần làm, để bắt đầu mọi việc?
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng
Hay biến tấu của câu nói trên là rất nhiều, nhưng mục đích duy chỉ hướng về việc chúng ta cần hiểu, và chấp nhận chúng ta. Những việc chúng ta trải qua hàng ngày, những thành tựu, hay hậu quả chúng ta nhận được, hay thậm chí sâu hơn nữa chính là thái độ, tư duy của chúng ta. Đều xuất phát từ chính bản thân của mỗi chúng ta.
Chúng ta của hiện tại được hình thành và phát triển lên qua nhiều năm, qua nhiều nền giáo dục khác nhau, qua nhiều môi trường khác nhau (hay cái mà người ta gọi là mỗi nhà mỗi cảnh), qua những sự việc chúng ta trải qua, ... Rất nhiều "thứ" hình thành nên chúng ta như hiện tại!
Câu hỏi chúng ta cần quan tâm ở đây rằng, làm thế nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu của đời mình? Làm thế nào để chúng ta có thể đạt được những mục đích chúng ta muốn. Có rất nhiều sách, bài viết, tài liệu nói về vấn đề này, chẳng hạn như
- Chúng ta cần lập kế hoạch cho mục tiêu của chúng ta
- Chúng ta cần phải xây dựng thói quen mỗi ngày, cố gắng từng ngày
- Chúng ta cần phải abc, xyz, ...
Nhưng theo tôi, việc đầu tiên chúng ta cần làm là nhìn nhận lại bản thân chúng ta, nhận thức lại bản thân chúng ta. Nhìn nhận hay nhân thức lại bản thân không chỉ đơn giản là xem chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, hay chúng ta có gì, mà nó là một quá trình phức tạp, mà tôi có thể miêu tả nó ở vài bước tổng quan như dưới đây
Việc này, là một quá trình, bạn phải liên tục nhìn nhận, phản hồi lại nó. Bạn cần phải thành thật với chính bản thân của mình. Tôi biết nhiều người, nhiều trường hợp tạo ra một lớp vỏ bọc để giúp chúng ta tránh khỏi những điều không may trong quá khứ, hoặc đơn giản là những điều chúng ta không muốn nhắc tới, nhớ đến. Và hậu quả của nó là bạn sống với con người không phải là chính bạn.
Một trường hợp phổ biến nữa, đó chính là việc chúng ta sống với một con người khác, con người mà mọi người muốn nhìn thấy ở chúng ta. Việc này thậm chí còn tệ hơn cả việc tạo ra một lớp vỏ bọc như trên. Vỏ bọc, có thể chỉ là một khía cạnh nào đó, một phần nào đó mà chúng ta muốn che dấu. Còn việc này hoàn toàn là ở một cấp độ khác. Ví dụ điển hình nhất là trong chuyện tình cảm, tình yêu, hay thậm chí là bạn đã kết hôn. Bạn luôn phải sống dưới con người mà đối phương mong muốn, chính vì điều này mà kết cục sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Trước khi làm một điều gì đó, chúng ta cần phải biết hiện tại chúng ta có khả năng làm việc đó không, trong tay chúng ta đang có những gì, và để làm được nó chúng ta cần những gì. Việc nhìn nhận lại bản thân cũng vậy, bạn phải chấp nhận hiện tại bạn đang như thế nào, bạn đang ở vị trí nào, quá khứ của bạn đã trải qua những gì để hình thành con người bạn hiện tại.
Cái "tôi" vào lúc này, chính là một kẻ thù lớn của bạn! Trước kia, tôi thường không thích nghe những lời nhận xét không hay về mình, tôi phủ nhận những thất bại của tôi. Đổ lỗi cho người khác, cho những thứ khác khi có hậu quả gì đó xảy ra. Hoặc nếu có những lời nhận xét đó, thì cũng thường để đấy, và lờ nó đi. Tôi đoán chắc rằng, một phần nào đó của bạn cũng như tôi. Ở đây, tôi sẽ không nói về nguyên nhân, hay cách khắc phục, mà chỉ đưa ra vấn đề, để bạn có thể nhìn nhận lại chính mình. Và câu trả lời sẽ là riêng của mỗi người.
Đôi lúc, chúng ta cần một khoảng lặng, để có thể suy nghĩ thấu đáo, nhìn lại mọi thứ đã xảy ra, để biết chúng ta muốn gì, chúng ta cần gì. Khoảng lặng này tuỳ theo mỗi người mà sẽ có tần suất, thời gian, thời điểm khác nhau. Nhưng nếu bạn chưa có nó, hoặc nó chỉ thoáng vụt qua trong bạn, vậy thì bạn cần nghiêm túc dành thời gian cho khoảng lặng đó.